Bất ổn ở Nam Bộ (1841-1842) Cuộc_nổi_dậy_ở_Thất_Sơn_(1841)

Nguyên từ cuối đời vua Minh Mạng, đất Nam Bộ và đất Chân Lạp (nay là vương quốc Campuchia) đã có loạn lạc, các tướng nhà NguyễnTrương Minh Giảng, Nguyễn Tiến Lâm, Lê Văn Đức, Nguyễn Công Trứ,...cứ phải đem quân đi tiễu trừ mãi, đánh được chỗ này thì chỗ kia nổi lên.

Tháng 3 năm 1841, Lâm Sâm cùng với nhiều sư sãi nổi dậy ở Lạc Phú (Trà Vinh), Sơn Tốt và Trần Lâm nổi dậy ở Ba Xuyên (Sóc Trăng); ở Chân Lạp thì những người bản xứ cùng với quân Xiêm La kéo đến đánh phá quan quân người Việt đang đồn trú ở đó. Quân Việt chống không nổi, triều đình Huế lấy việc ấy làm lo phiền.

Thiệu Trị nguyên niên (1841), đại thần Tạ Quang Cự tâu xin bỏ đất Chân Lạp, rút quân về giữ An Giang. Nhà vua nghe theo lời ấy, xuống chiếu truyền cho tướng Trương Minh Giảng rút quân về nước, nhưng mới ông này mới về tới An Giang thì mất [1].

Liên quan